EDG được biết đến nhiều nhất trong vai trò chủ sở hữu của đội tuyển LMHTđã giành chức vô địch 2015 Mid-Season Invitational. Khoản tiền mới nhận sẽ được tổ chức này sử dụng để thu hút thêm vốn đầu tư trong vòng năm năm tới đây.
Wu Lihua, CEO của Super League Group, công ty mẹ của EDG, cho biết trong bản thông cáo báo chí rằng họ đang hy vọng nó không chỉ giúp có thêm vốn mà còn tăng chuyên môn quản lý.
“Đây không phải là một ngành công nghiệp nhỏ”, ông Wu nói. “Tổ chức yêu cầu các quy trình quản lý chặt chẽ hơn và giám định bên ngoài để thúc đẩy tăng trưởng.”
Bản phác thảo trụ sở mới của EDG trong tương lai gần
Hai nhà đầu tư lớn mới nhất của EDG là Yao Capital và China Capital Zhongcai. Yao Capital là công ty đầu tư mạo hiểm được sáng lập bởi cựu ngôi sao bóng rổ Yao Ming, người đã từng chơi tại giải bóng rổ nhà nghề Mỹ NBA trong màu áo Houston Rocket. Trong khi đó, China Capital Zhongcai đã từng có kinh nghiệm đầu tư ở lĩnh vực giải trí tại quốc gia đông dân nhất thế giới.
Chân dung Yao Ming
“Esports đại diện cho văn hóa và giải trí của một thế hệ mới những người trẻ tuổi”, ông Wu phát biểu. “Chúng tôi hy vọng ngoài yếu tố cạnh tranh, chúng tôi có thể tạo ra nhiều sự kết nối giữa fan hâm mộ và câu lạc bộ.”
Sự phát triển của eSports tại Trung Quốc được minh chứng bằng những thay đổi nhanh chóng trong cấu trúc tổ chức LPL, giải đấu LMHTchuyên nghiệp số một tại quốc gia này. LPL đã giới thiệu định dạng nhượng quyền thương mại trong năm 2018 với việc các đội tuyển tham dự đều sẽ đại diện cho những vùng miền/thành phố cụ thể.
Clearlove, tuyển thủ được coi là biểu tượng cho thành công của EDG
“Thị trường eSports Trung Quốc nên là nơi tập hợp của những tuyển thủ cùng đối tượng tham gia thi đấu giỏi nhất thế giới”, ông Wu nói thêm. “EDG hy vọng sẽ đóng vai trò chuẩn mực trong công cuộc này và thúc đẩy sự phát triển chung của ngành (eSports).”
Một vài đội tuyển như Royal Never Give Up(Bắc Kinh) và Team WE (Tây An) đều đã lựa chọn thành phố đóng vai trò sân nhà của họ. EDG, có trụ sở tại Quảng Châu, hiện đang trong quá trình lựa chọn “ngôi nhà” mới.
2016 (Theo Dot Esports)
" alt=""/>LMHT: EDG nhận khoản đầu tư gần hàng trăm tỷ đồng từ cựu siêu sao bóng rổ Trung Quốc Yao MingTrên Zing.vn, phần lớn độc giả bày tỏ thái độ phản đối trước hành vi thiếu ý thức của những người đặt hàng rồi hủy một cách "bất chấp", mặc kệ thiệt hại người giao hàng phải chịu.
Không ít người đề xuất giải pháp để hạn chế tình trạng khách bùng hàng, giúp các shipper tránh bớt rủi ro.
![]() |
Các vụ việc shipper bị bùng hàng khiến dân mạng bức xúc. Ảnh: Nguyen Tuan Anh. |
Thực tế, những đơn hàng bị "bỏ bom" đều được khách đặt trước, khi nhận mới trả tiền. Shipper thường sẽ ứng ra một khoản tiền để lấy hàng, đến khi giao cho khách sẽ thu luôn tiền hàng cùng phí ship.
Nhiều độc giả có cùng quan điểm cần thay đổi hình thức thanh toán truyền thống này để bảo đảm quyền lợi của người vận chuyển.
"Giao dịch tài chính trong nước vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào tiền mặt dẫn đến hình thức giao hàng COD (nhận hàng rồi mới trả tiền) được sử dụng nhiều. COD có lợi cho người tiêu dùng nhưng ngược lại là rủi ro cho người cung cấp và bên trung gian nếu có", một độc giả bình luận dưới bài viết Dân mạng không tin lời giải thích của cô gái bùng 20 ly trà sữađăng trên Zing.vn.
Theo độc giả này, biện pháp tạm thời có thể thực hiện là đối với các đơn hàng có một giá trị nhất định, người dùng cần phải đặt cọc một khoản rồi mới được đặt hàng.
![]() |
Nhiều độc giả cho rằng muốn hạn chế tình trạng bùng hàng, các đơn vị dịch vụ cần yêu cầu khách của mình thanh toán trước. Ảnh: |
Tài khoản tên Phan đồng tình: "Muốn giải quyết tình trạng này, phải ngừng ngay hình thức thanh toán COD. Đã đặt hàng online thì phải thanh toán online luôn. Có như vậy người mua mới không bùng hàng được, đồng thời sẽ được đặt trách nhiệm với bên bán, bên giao trong việc đảm bảo hàng đúng loại, không trễ hẹn".
Độc giả có tài khoản Nhựt Phú Vincent đưa ra dẫn chứng: "Bên Malaysia đặt GrabFood không thể thanh toán bằng tiền mặt, phải thanh toán thẻ trước. Thứ nhất an tâm cho shipper, thanh toán thẻ còn nhận được ưu đãi cũng như điểm thưởng nhiều hơn".
Song với thói quen, tâm lý tiêu dùng của số đông người Việt hiện tại, nhiều độc giả chỉ ra điểm "bất khả thi" của ý tưởng trên.
"Bạn mua một món đồ online, chất lượng giới thiệu rất tốt. Bạn trả tiền trước có nghĩa là bạn chấp nhận những rắc rối và phung phí thời gian nếu món hàng đó kém chất lượng. Vì thế mọi người chọn cách trả tiền sau để nếu chất lượng sản phẩm không đúng thì có thể không nhận hàng và cũng đỡ mất công kiện cáo, đổi trả", Thien Ky nêu ý kiến.
Một độc giả khác cho rằng, khó khăn ở đây còn do sự cạnh tranh giữa các hãng cung cấp dịch vụ, người tiêu dùng thường có xu hướng chọn những đơn vị không đòi hỏi sự ràng buộc.
Lập một tài khoản trên các ứng dụng khá dễ dàng, ai cũng có thể đặt hàng mà không có nhiều sự ràng buộc về tiền bạc được các độc giả xem là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bùng hàng.
"Các app giao hàng hay đặt xe cần phải xác minh thông tin cá nhân của khách như giấy chứng minh nhân dân, bằng lái xe chẳng hạn, thêm một ảnh chân dung khi đăng ký tài khoản để tránh sự cố bùng như thế này", một độc giả bày tỏ.
![]() |
Nhiều độc giả cho rằng nên có giải pháp để quản lý, nâng cao trách nhiệm của khách hàng. Ảnh minh họa. |
Tài khoản La Diệu Háncho rằng nên có hình thức chia nhóm khách hàng để dễ quản lý, áp dụng các ưu đãi để tránh rủi ro: "
Độc giả Thuy Nhungcho rằng c
Các ông lớn ngành TMĐT vẫn đang báo lỗ lớn. Ảnh minh họa: Internet
Theo Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM), tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử (TMĐT) năm 2017 đạt trên 25%. Nếu tiếp tục giữ đà tăng trưởng này, quy mô thị trường sẽ đạt 13 tỉ USD vào năm 2020. Hàng loạt ông lớn tham chiến hay nhận các khoản đầu tư khổng lồ cho thấy sự hấp dẫn của miếng bánh này.
Đầu năm 2018, JD.com đã chính thức công bố khoản đầu tư 44 triệu USD vào nền tảng B2C hàng đầu Việt Nam Tiki.vn. Đây cũng là khoản đầu tư lớn nhất của VNG vào một công ty liên kết được thể hiện trên báo cáo tài chính. Ngay sau đó, (3/2018) Alibaba mua lại Lazada đã nâng tổng vốn đầu tư vào Tập đoàn lên 4 tỷ USD. Trong khi đó, công ty mẹ của Shopee là SEA mặc dù vẫn thua lỗ nhưng vẫn tiếp tục đầu tư vào sàn TMĐT này.
Cơn sốt TMĐT đã kéo theo thị trường hậu cần đông đúc và cạnh tranh với hơn 50 nhà cung cấp tính đến năm 2017, từ các dịch vụ chuyển phát nhanh truyền thống như Viettel Post, EMS và VNPost đến các công ty khởi nghiệp như giaohangnhanh, supership và giaohangtietkiem, và công ty quốc tế như DHL, Grab Express và Lazada Express...
Tuy nhiên TMĐT lại không phải là miếng bánh dễ ăn. Thị trường TMĐT Việt Nam đã dần định hình với những tay chơi lớn như Lazada, Tiki, Shopee hay Sendo. Đây được coi là một cuộc chơi “đốt tiền” của các đại gia khi mà biên lợi nhuận thấp và các chi phí liên quan đến bán hàng, logistics, khuyến mãi thu hút người dùng… lại rất lớn.
Thực tế cho thấy, các ông lớn đều đang báo lỗ và vẫn tiếp tục phải đổ tiền để duy trì vị trí của mình trên thị trường. Vậy những khoản lỗ này thực sự đến từ đâu? Cùng xem xét 4 yếu tố tạo nên cơ cấu vận hành, quyết định thành bại của một sàn TMĐT để thấy rõ điều này.
Đối với một sàn TMĐT, CNTT được xem là yếu tố tiên quyết giúp tạo nên những trải nghiệm mua sắm cho khách hàng cũng như giúp người bán quản lý gian hàng, tối đa lợi nhuận. Ngoài tư duy hệ thống, một nguồn vốn lớn để duy trì các ứng dụng công nghệ là điều sống còn đối với sàn TMĐT.
Cơ chế, chính sách dành cho người bán và người mua để thu hút họ tham gia giao dịch trên sàn: Các sàn TMĐT gần đây liên tục đổ tiền cho các chương trình chiến dịch marketing, khuyến mại giờ vàng, trợ giá hay tạo nên các combo mua hàng... Việc "đổ" một lượng tiền khổng lồ để hút khách hàng và nhà cung cấp là một việc hoàn toàn dễ hiểu. Đây là cách chiếm lĩnh thị phần mà hầu hết các sàn TMĐT hiện nay đang áp dụng tại thị trường Việt Nam.
" alt=""/>Nguồn cơn những khoản lỗ khổng lồ của các ông lớn thương mại điện tử